Lợi thế cạnh tranh (Moat)

Khi quyết định mua một công ty bạn nên tìm công ty mà bạn có thể dự đoán được tương lai của công ty đó. Chúng ta muốn một công ty sẽ phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới. Nhưng nếu bạn không thể chắc chắn với phán đoán của mình về triển vọng phát triển của công ty, cũng như khả năng thành công của công ty trong tương lai. Nếu là nhà đầu tư theo VIC, bạn sẽ không mua công ty đó do không biết tương lai của nó như thế nào.

Ở đây tôi sẽ đưa ra một vài tiêu chuẩn để nhận biết được liệu công ty có thể thành công trong tương lai hay không? Điều làm công ty thành công trong tương lai, công ty đó cần phải có khả năng cạnh tranh lâu dài, công ty có hàng rào bảo vệ công ty trước những cuộc tấn công của các đối thủ. Hay nói cách khác, làm sao chúng ta tìm được một công ty có lợi thế cạnh tranh lớn. Phát hiện ra một công ty có lợi thế cạnh tranh lớn sẽ là chìa khóa để tìm kiếm và sở hữu một công ty thành công bởi vì việc dự đoán tương lai của một công ty có lợi thế cạnh tranh sẽ dễ dàng hơn một công ty không có lợi thế cạnh tranh

Vậy Lợi Thế Cạnh Tranh là gì? Rất đơn giản: “nếu một công ty dễ dàng bị đối thủ xâm nhập thì có thể công ty đó không có lợi thế cạnh tranh. Ngược lại, nếu như đối thủ khó xâm nhập thì công ty đó có lợi thế cạnh tranh”

Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào phát hiện được đâu là công ty có lợi thế cạnh tranh? Có hai cách mà tôi thường làm là bằng phương pháp định tính và định lượng. Chúng ta sẻ đi sâu vào 2 phương pháp này:

Phương pháp định tính : Sáu dấu hiệu nhận biết

Sáu dấu hiệu nhận biết công ty có lợi thế cạnh tranh mà bạn nên biết


Nhà đầu tư theo VIC rất thích lợi thế cạnh tranh bởi vì có thể dự đoán được tương lai của công ty. Những công ty có một hoặc nhiều hơn một trong sáu kiểu lợi thế cạnh tranh có thể tồn tại và tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với những công ty không có lợi thế cạnh tranh nào.

Phương pháp định lượng: Năm chỉ số tài chính chủ yếu và cách nhìn báo cáo tài chính

Khi đã sở hữu một công ty có lợi thế cạnh tranh, bạn phải tiếp tục xem xét xem công ty đó làm gì để duy trì lợi thế đó. Vì có rất nhiều công ty qua thời gian dần dần đánh mất lợi thế cạnh tranh. Do đó bạn phải luôn đặt câu hỏi “công ty mình sở hữu có lợi thế cạnh tranh bền vững không?” . VNM đã có lợi thế cạnh tranh về sữa hơn 30 năm. Hiện tại công ty này đang duy trì lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ trong nước cũng như ngoài nước bằng cách cố gắng giữ thị phần sữa.

Một lợi thế cạnh tranh bền vững thường khó có nguy cơ bị phá sản. Chúng ta có thể dự đoán thu nhập của công ty trong một thời gian dài. Tìm kiếm công ty có lợi thế cạnh tranh có thể sẽ rất khó khăn nếu bạn không có một phương pháp rõ ràng. Tuy nhiên, VIC sẽ hướng dẫn bạn phát hiện một công ty có lợi thế cạnh tranh qua năm chỉ số tài chính chủ yếu

NĂM CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU

Nếu công ty có lợi thế canh tranh bền vững thì nó sẽ thể hiện qua năm chỉ số tài chính chủ yếu. những con số này là cơ sở để bạn nhận biết đâu là môt công ty tuyệt vời mà bạn cần sở hữu. Năm chỉ số này cho chúng ta biết đâu là công ty tốt, đâu là công ty xấu cần tránh xa. Tôi sẽ không bao giờ mua công ty có năm chỉ số tài chính kém, và tôi tin bạn cũng vậy. Đây là năm chỉ số theo thứ tự ưu tiên khi đánh giá:
   1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

   2. Tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ sở hữu

   3. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

   4. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế

   5. Tỷ lệ tăng trưởng của lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)

Tất cả năm chỉ số trên nên bằng hoặc lớn hơn 10% trong vòng 5 năm

Hiện tại các chuyên gia phân tích thường dùng rất nhiều chỉ số để đo lường chất lượng của công ty, hơn nữa họ còn dùng những thước đo có vẻ hơi khó hiểu. Nhưng nhà đầu tư theo VIC thường dùng năm chỉ số tài chính để đánh giá xem công ty là tốt hay xấu. Bạn cứ hình dung, năm chỉ số này giống như một cái kính hiển vi soi xuống các doanh nghiệp. Công ty tốt sẽ cho chúng ta thấy năm chỉ số đều lớn hơn 10% và doanh nghiệp xấu thể hiện qua năm chỉ số rất tệ.

Hãy xem năm chỉ số của VNM từ năm 2008 đến 2013. Các chỉ số thể hiện rất tốt, VCSH, DT, LNST, EPS đều tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt ROE luôn duy trì trên 30% ngoại trừ năm 2008. Điều này nói lên VNM là một doanh nghiệp tuyệt vời, công ty đang có lợi thế cạnh tranh rất lớn, và lợi thế này đang được duy trì một cách ổn định. Khi sở hữu những doanh nghiệp như VNM chúng ta hoàn toàn yên tâm, những năm tiếp theo chúng ta hy vọng VNM vẫn phát triển mạnh mẽ. Dù sao một quá khứ tốt cũng làm cho niềm tin nhà đầu tư vào doanh nghiệp tốt hơn là một doanh nghiệp có quá khứ tồi tệ. Ngược lại với VNM hiện nay chúng ta thấy rất nhiều công ty thể hiện các chỉ số rất tệ, các công ty thuộc dạng này tồn tại rất nhiều trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tiêu biểu như VSP, THV…(hủy niêm yết), SHN, PVA, HLA vvv…đang chật vật tồn tại trên con đường phát triển. Là một nhà đầu tư VIC chúng ta cần tránh xa những cổ phiếu như vậy, vì những công ty này không có lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh dưới góc nhìn báo cáo tài chính

(Tham khảo thêm tại đây: http://valueinvesting.com.vn/kien-thuc/goc-nhin-vic)

Báo cáo tài chính là ngôn ngữ mà chúng ta phải học nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư. Báo cáo tài chính được chia làm ba thành phần: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và bảng lưu chuyển tiền tệ. Một công ty có lợi thế cạnh tranh có báo cáo kết quả kinh doanh hết sức ấn tượng so với các doanh nghiệp không có lợi thế gì.Tôi sẽ đi sâu vào báo cáo kết quả kinh doanh, hai thành phần còn lại trong phần phân tích công ty hoặc đường link bên trên các bạn sẽ hiểu rõ thêm.

Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ luôn thể hiện các đặc tính dưới đây:

- Lợi nhuận gộp/Doanh thu trong khoảng 20% - 40% qua các năm thường là những công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững (VNM,BMP, DHG là những ví dụ điển hình cho chỉ tiêu này).

- Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong khoảng 30% - 80% thường là những công ty tốt, doanh nghiệp nào có chi phí này <30% thì chứng tỏ doanh nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh rất lớn

- Chi phí lãi vay <10% chứng tỏ công ty làm ra rất nhiều lợi nhuận mà công ty phải đi vay.

- Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu >20% điều này nói lên công ty đang có lợi thế cạnh tranh tuyệt vời. Ngược lại, công ty nào có LNST/DT<10% chứng tỏ doanh nghiệp đang có sự cạnh tranh quyết liệt thì đối thủ

Doanh nghiệp nào đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu trên sẻ tạo ra rất nhiều sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Nếu bạn mua công ty không có lợi thế cạnh tranh, thì trong tương lai bạn có thể thua lỗ nặng nề, chẳng hạn nếu bạn mua PVA vào năm 2010 đến nay bạn gần như mất hết vốn mà bạn khó khăn mới kiếm được. Ngược lại, cùng với thời gian đó bạn đầu tư VNM, DHG, GAS… tài sản của bạn có thể tăng từ ba đến năm lần, thật tuyệt vời.

Trải qua nhiều năm công tác trong ngành chứng khoán, tôi được biết hiện tại có rất nhiều nhà đầu tư vì nghe theo tin đồn hay đại loại vì lý do gì đó, họ luôn muốn sở hữu những cổ phiếu mà lợi thế cạnh tranh rất kém, và có doanh nghiệp hình như không có lợi thế cạnh tranh nào. Họ thường bỏ qua cơ hội mua một công ty đang phát triển và duy tri lợi thế cạnh tranh rất tốt. Tại sao lại tồn tại nghịch lý này? Tôi nghĩ lý do là những công ty không có lợi thế cạnh thường có giá rẻ mạt, khi mua cổ phiếu này họ hy vọng sẽ giàu lên nhanh chóng, vì giá rẻ có thể tăng lên nhanh chóng. Nhưng thực tế chứng minh điều ngược lại, những công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững luôn tạo ra lợi nhuận hàng năm, ROE luôn lớn hơn 15%, đây là những công ty luôn tạo ra giá trị gia tăng cho cổ đông theo thời gian.

Hãy tìm mua các doanh nghiệp điển hình như VNM, GAS, DHG, BMP và tránh xa các doanh nghiệp như PVX, SHN, HQC, PVA. Làm được điều này thường xuyên tôi nghĩ bạn sẽ thành công         

Ngọc Tuấn

ValueInvesting - VIC