Alibaba và chiến lược đầu tư của "Warren Buffett châu Á"
Rót 20 triệu USD vào Alibaba 14 năm trước, giờ đây số cổ phần của SoftBank có giá trị vào khoảng 58 tỷ USD.
Khi Alibaba Group Holding Ltd. niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ, người hưởng lợi lớn nhất không phải là nhà sáng lập Jack Ma hay các lãnh đạo cấp cao của Alibaba, cũng không phải những công ty đầu tư mạo hiểm hỗ trợ vốn như Silver Lake Management LLC.
Nhân vật đó là Masayoshi Son – nhà sáng lập tập đoàn SoftBank đồng thời là tỷ phú giàu nhất Nhật Bản.
Cách đây 14 năm, Son bỏ ra 20 triệu USD đặt cược vào Alibaba – công ty lúc đó chỉ là cổng điện tử không tên tuổi kết nối các nhà sản xuất Trung Quốc với người mua ở nước ngoài. Giờ đây, khi Alibaba đã “tiến hóa” trở thành gã khổng lồ thương mại điện tử không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới, cổ phần của SoftBank được định giá vào khoảng 58 tỷ USD – mức lợi suất vượt trội kể cả khi so sánh với tiêu chuẩn ở thung lũng Silicon.
Thương vụ này càng củng cố danh tiếng nhà đầu tư thông thái của Son, đồng thời giúp ông có thêm vốn để săn lùng các thương vụ khác. Sau khi thâu tóm nhà mạng Mỹ Sprint Corp. vào tháng 7 năm ngoái, Son không giấu giếm mối quan tâm đến một nhà mạng khác là T-Mobile. Giới phân tích cho rằng ông cũng đang theo đuổi những công ty viễn thông khác ở châu Âu.
“Ông ấy là Warren Buffett của châu Á”, Greg Tarr – chuyên gia đến từ CrossPacific Capital – nhận định.
Suốt 3 thập kỷ qua, Son đã sử dụng số tiền đi vay mượn để biến hóa công ty bán buôn phần mềm mà ông thành lập năm 1981 trở thành công ty điện thoại phát triển mạnh mẽ ở hai châu lục. Softbank là công ty đầu tiên mang iPhone của Apple vào Nhật Bản trong khi thương vụ mua lại Sprint giúp Softbank lọt vào các nhà mạng hàng đầu ở Mỹ, cạnh tranh với Verizon Communications Inc. và AT&T Inc.
Khi Alibaba Group Holding Ltd. niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ, người hưởng lợi lớn nhất không phải là nhà sáng lập Jack Ma hay các lãnh đạo cấp cao của Alibaba, cũng không phải những công ty đầu tư mạo hiểm hỗ trợ vốn như Silver Lake Management LLC.
Nhân vật đó là Masayoshi Son – nhà sáng lập tập đoàn SoftBank đồng thời là tỷ phú giàu nhất Nhật Bản.
Cách đây 14 năm, Son bỏ ra 20 triệu USD đặt cược vào Alibaba – công ty lúc đó chỉ là cổng điện tử không tên tuổi kết nối các nhà sản xuất Trung Quốc với người mua ở nước ngoài. Giờ đây, khi Alibaba đã “tiến hóa” trở thành gã khổng lồ thương mại điện tử không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới, cổ phần của SoftBank được định giá vào khoảng 58 tỷ USD – mức lợi suất vượt trội kể cả khi so sánh với tiêu chuẩn ở thung lũng Silicon.
Thương vụ này càng củng cố danh tiếng nhà đầu tư thông thái của Son, đồng thời giúp ông có thêm vốn để săn lùng các thương vụ khác. Sau khi thâu tóm nhà mạng Mỹ Sprint Corp. vào tháng 7 năm ngoái, Son không giấu giếm mối quan tâm đến một nhà mạng khác là T-Mobile. Giới phân tích cho rằng ông cũng đang theo đuổi những công ty viễn thông khác ở châu Âu.
“Ông ấy là Warren Buffett của châu Á”, Greg Tarr – chuyên gia đến từ CrossPacific Capital – nhận định.
Suốt 3 thập kỷ qua, Son đã sử dụng số tiền đi vay mượn để biến hóa công ty bán buôn phần mềm mà ông thành lập năm 1981 trở thành công ty điện thoại phát triển mạnh mẽ ở hai châu lục. Softbank là công ty đầu tiên mang iPhone của Apple vào Nhật Bản trong khi thương vụ mua lại Sprint giúp Softbank lọt vào các nhà mạng hàng đầu ở Mỹ, cạnh tranh với Verizon Communications Inc. và AT&T Inc.
Masayoshi Son và Jack Ma tại Tokyo trong một buổi họp báo năm 2010
Tỷ phú 56 tuổi cũng tạo nên đế chế đầu tư mạo hiểm với các khoản đầu tư trong hơn 1.300 công ty công nghệ, trong đó có Yahoo Japan Corp., Zynga Inc. và GungHo Online Entertainment Inc. (nhà sản xuất trò chơi Puzzle & Dragons). Ngoài ra còn có Cheezburger Network (hệ thống sở hữu nhiều trang web hài) và Buzzfeed Inc.
Thương vụ lớn nhất từ trước đến nay của Son là vụ thâu tóm Sprint với mức giá 22 tỷ USD. Tháng 12 năm ngoái, Son cũng bỏ ra 20 tỷ USD mua số cổ phần của Deutsche Telekom ở T-Mobile. Sự kết hợp giữa Sprint và T-Mobile sẽ tạo ra nhà mạng lớn thứ 3 trên thị trường Mỹ.
Đối với trường hợp Alibaba, tỷ phú Nhật Bản đã thu được thành quả xứng đáng với sự kiên nhẫn của ông. Với mức giá trị ước tính 168 tỷ USD của Alibaba, 34,4% cổ phần của SoftBank sẽ có giá trị khoảng 57,8 tỷ USD. Theo các tài liệu tiền IPO, sau khi đầu tư 20 triệu USD năm 2000, SoftBank đã liên tục mua thêm cổ phiếu và trái phiếu.
Son sẽ đóng vai trò quan trọng ở Alibaba sau khi công ty này IPO, với SoftBank chắc chắn có 1 ghế trong hội đồng quản trị.
Tuy nhiên, Moody’s Investors Service và Standard & Poor’s đã hạ mức xếp hạng tín dụng của SoftBank xuống mức rác. SoftBank là một trong những công ty có tỷ lệ đòn bẩy lớn nhất thế giới. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu lên tới 320% - cao nhất trong 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới.
Chuyên gia phân tích tín dụng Peggy Furusaka cho rằng Alibaba niêm yết sẽ tác động tích cực đến SoftBank. “Nếu họ bán cổ phiếu và cho biết sẽ sử dụng số tiền thu được để trả nợ, các chỉ số tài chính sẽ thực sự được cải thiện”.
Nếu Son thất bại trong việc thâu tóm T-Mobile, ông vẫn có lựa chọn khác. Ông có thể tìm mua một số nhà mạng ở châu Âu hoặc đầu tư vào mảng nội dung cho các thiết bị di động như trò chơi hoặc âm nhạc. Tháng 7 năm ngoái, SoftBank đề nghị mua lại Vivendi của Universal Music Group với giá 8,5 tỷ USD nhưng đã bị từ chối.
Thương vụ lớn nhất từ trước đến nay của Son là vụ thâu tóm Sprint với mức giá 22 tỷ USD. Tháng 12 năm ngoái, Son cũng bỏ ra 20 tỷ USD mua số cổ phần của Deutsche Telekom ở T-Mobile. Sự kết hợp giữa Sprint và T-Mobile sẽ tạo ra nhà mạng lớn thứ 3 trên thị trường Mỹ.
Đối với trường hợp Alibaba, tỷ phú Nhật Bản đã thu được thành quả xứng đáng với sự kiên nhẫn của ông. Với mức giá trị ước tính 168 tỷ USD của Alibaba, 34,4% cổ phần của SoftBank sẽ có giá trị khoảng 57,8 tỷ USD. Theo các tài liệu tiền IPO, sau khi đầu tư 20 triệu USD năm 2000, SoftBank đã liên tục mua thêm cổ phiếu và trái phiếu.
Son sẽ đóng vai trò quan trọng ở Alibaba sau khi công ty này IPO, với SoftBank chắc chắn có 1 ghế trong hội đồng quản trị.
Tuy nhiên, Moody’s Investors Service và Standard & Poor’s đã hạ mức xếp hạng tín dụng của SoftBank xuống mức rác. SoftBank là một trong những công ty có tỷ lệ đòn bẩy lớn nhất thế giới. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu lên tới 320% - cao nhất trong 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới.
Chuyên gia phân tích tín dụng Peggy Furusaka cho rằng Alibaba niêm yết sẽ tác động tích cực đến SoftBank. “Nếu họ bán cổ phiếu và cho biết sẽ sử dụng số tiền thu được để trả nợ, các chỉ số tài chính sẽ thực sự được cải thiện”.
Nếu Son thất bại trong việc thâu tóm T-Mobile, ông vẫn có lựa chọn khác. Ông có thể tìm mua một số nhà mạng ở châu Âu hoặc đầu tư vào mảng nội dung cho các thiết bị di động như trò chơi hoặc âm nhạc. Tháng 7 năm ngoái, SoftBank đề nghị mua lại Vivendi của Universal Music Group với giá 8,5 tỷ USD nhưng đã bị từ chối.
Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg
Bình luận
Tin vĩ mô khác
Warren Buffett đã lấy trang trại mà ông sở hữu từ năm 1986 làm minh...
07/05/2014 10:07:02
Tập đoàn Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã...
07/05/2014 09:34:57
Triết lý thành công của các tỷ phú nổi tiếng thế giới
01/05/2014 15:23:52
Đầu tư giá trị theo cách của Warren Buffett
29/04/2014 23:00:00