Điều gì khiến giới đầu tư phải lo lắng trong năm 2017
Đà tăng trên thị trường chứng khoán Mỹ giai đoạn hậu bầu cử Tổng thống dường như “chưa có điểm dừng”, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Tuy nhiên, điều đó có thể sẽ sớm thay đổi khi hậu quả của những biến động trong các kênh tài sản khác như tiền tệ, hàng hóa và trái phiếu tác động xấu lên nền kinh tế, FiscalTimes đưa tin.
Nói một cách đơn giản là, nhà đầu tư cần phải lo lắng về 2 vấn đề chính sau đây trong năm 2017: Rủi ro thiểu phát và đà tăng mạnh của đồng USD.
Đà tăng giá của đồng USD là phản ứng thị trường lớn nhất đối với quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ tháng 12 năm ngoái của Fed hồi tuần trước. Ngoài ra, các nhà làm chính sách cũng đã cập nhật những dự báo kinh tế của họ để ngụ ý rằng có thể sẽ có 3 đợt tăng nữa trong năm tới chứ không phải 2 như dự đoán của nhiều người.
Chỉ số đồng USD đã tăng 1.3% trong tuần qua, vượt xa khung giao dịch của đồng tiền này trong 2 năm qua để trở về các mức cao chưa từng thấy kể từ cuối năm 2002 đến nay, qua đó gia tăng áp lực mạnh mẽ lên các nền kinh tế mới nổi vì nhiều quốc gia trong số này đã tăng trưởng nhờ vào nguồn vay bằng USD rẻ khi Fed duy trì chính sách lãi suất zero trong giai đoạn 2008 – 2014. Giờ đây khi đồng USD mạnh lên, các món nợ ấy dĩ nhiên sẽ trở nên đắt hơn.
Quy mô của vấn đề này là chẳng có gì đáng vui: Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tín dụng bằng đồng USD dành cho các tổ chức không phải ngân hàng bên ngoài nước Mỹ đã đạt gần 10 ngàn tỷ USD trong mùa hè năm 2015. Trong số này, 3.3 ngàn tỷ USD là do những “ối tượng ở các nền kinh tế mới nổi vay. Cuối năm ngoái, chuyên gia kinh tế Robert Neil McCauley của BIS cảnh báo đống nợ này hiện đang khiến cho “những đối tượng đi vay dễ bị tổn thương khi lợi suất và giá trị đồng USD tăng lên” - và rủi thay là cả hai điều này đều cùng... tăng tốc kể từ sau ngày bầu cử Tổng thống Mỹ đến nay.
Biểu đồ trên minh họa sự tăng trưởng cực điểm ở món nợ tính bằng USD này, vốn ngày càng kết nối chính sách tiền tệ của Mỹ và những chuyển động tỷ giá với các thị trường tài chính ở những nền kinh tế mới nổi. Sự thực cho thấy giao dịch đã bị ngưng lại ở thị trường trái phiếu Trung Quốc suốt đêm thứ Năm tuần trước (15/12) vì các trader phản ứng với quyết định tăng lãi suất hôm thứ Tư.
Khi lãi suất tăng cao và đồng USD tiếp tục leo dốc nhờ kỳ vọng Fed sẽ tăng thêm lãi suất cùng với sự lạc quan về các biện pháp kích thích tài khóa có thể có dưới thời của ông Trump, rủi ro vỡ nợ ngày càng cao và những bất ổn của các thị trường bên ngoài nước Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng.
Các cổ phiếu Mỹ sẽ không thể không chú ý đến điều này. Nhiều cổ phiếu large-cap không những tạo ra một nguồn thu nhập đáng kể từ nước ngoài, mà “đồng USD tăng” sẽ còn tạo áp lực lên giá trị của lợi nhuận nước ngoài khi được hồi hương về Mỹ. Nên nhớ rằng, đồng USD mạnh là một trong những lý do khiến
Rủi ro giảm phát, hay giá cả giảm, có thể dường như là... lạ nếu xét đến những gì đang tạo nên áp lực lương bổng, chi phí nhà cửa cao hơn và khuynh hướng leo thang của hầu hết các chỉ báo lạm phát. Như trong hình trên, chỉ số giá tiêu dùng toàn phần tiếp tục tăng cao, hướng về mục tiêu 2% của Fed. Tuy nhiên, nếu bỏ đi tác động của chi phí nhà đất cao hơn, thì tỷ lệ lạm phát tổng cộng chỉ là trên 1%.
Chuyên gia kinh tế David Rosenberg của Gluskin Sheff lo ngại rằng sau đợt tăng cuối cùng đầy bất ngờ của lạm phát hồi đầu năm nay, khi giá năng lượng phục hồi so với các mức thấp đầu năm ngoái, giá cả sẽ giảm nhiệt và mở ra giai đoạn trở lại của thiểu phát cùng với các kỳ vọng tăng trưởng kinh tế thấp hơn.
Ông lưu ý rằng dù niềm tin giai đoạn hậu bầu cử hầu như không thể cao hơn – đối với người tiêu dùng, nhà đầu tư và các doanh nghiệp nhỏ – nhưng các kế hoạch chi tiêu thực đã không thật sự thay đổi. Doanh số xe hơi trong tháng 11 vẫn ế ẩm. Chỉ số tâm lý tiêu dùng của Đại học Michigan trong tháng 12 đã cho thấy sự giảm sút trong mức độ tiêu dùng trên cả xe hơi lẫn nhà cửa. Còn chỉ số tâm lý doanh nghiệp nhỏ NFIB hiện cho thấy số lượng doanh nghiệp dự định tăng chi tiêu vốn từ 3 đến 6 tháng tới đã suy giảm.
Điều này giống như tình trạng mọi người đang bị kẹt trong “cơn lốc háo hức”, nhưng thật sự không đủ để mở ví tiền của họ. Đó không hề là một dấu hiệu tốt khi thị trường cố gắng vọt lên các mức cao mới.
Nhã Thanh