Dòng tiền nóng trên thị trường

Tháng 5 đã chứng kiến sự sụt giảm kinh hoàng trong lịch sử của TTCK Việt Nam. Trong lúc nhà đầu tư (NĐT) nội hoảng loạn, tháo chạy, thì đó lại là cơ hội tốt nhất để NĐT ngoại mua vào. Họ đã gom hàng rất quyết liệt. Thị trường giảm càng sâu, họ mua vào càng mạnh.

Cuối cùng, thị trường đã ngừng rơi và bật tăng trở lại, lấy lại được 50% điểm số đã mất. Dòng tiền của khối ngoại mua vào bền bỉ đã thu hút được dòng tiền nóng tham gia thị trường.

Thị trường đã vượt qua những khó khăn tiêu cực với nhiều phiên sụt giảm rất mạnh do NĐT phản ứng căng thẳng trên biển Đông. Sự sợ hãi của NĐT trong nước là cơ hội để khối ngoại "vơ vét". Họ đã dốc hết tiền mua ròng lên tới 2.582 tỷ đồng, mạnh nhất trong 16 tháng qua (kể từ 2/2013). Với giá trị giao dịch tăng vọt đã phần nào lôi kéo được dòng tiền đầu cơ trong nước tham gia, đẩy giá cổ phiếu đi lên.

Dấu ấn khối ngoại

Trong tuần cuối cùng của tháng 5, khối ngoại, mua gom cổ phiếu với giá trị hơn 500 tỷ đồng. Tính chung trên toàn thị trường, trong gần 5 tháng đầu năm 2014, NĐT nước ngoài đã mua vào hơn 200 triệu đơn vị, giá trị mua ròng trên 2 sàn đạt hơn 4.900 tỷ đồng, bằng 72% giá trị mua ròng trong năm 2013.

Một trong những yếu tố hấp dẫn dòng tiền của NĐT nước ngoài đổ mạnh vào chứng khoán Việt trong thời gian qua là mặt bằng giá cổ phiếu đã giảm về mức hấp dẫn do có các phiên điều chỉnh đáng kể.

Theo giới quan sát, nhiều khả năng khối ngoại tích cực mua vào những cổ phiếu tốt nhằm đón đầu kỳ đảo danh của các quỹ ETF. Thực tế, mấy phiên vừa qua, khối ngoại chỉ tập trung mua vào những mã cổ phiếu lớn khiến thị trường "xanh vỏ, đỏ lòng".

Hàng trăm mã cổ phiếu vừa và nhỏ quay đầu giảm điểm, thì khối ngoại lại tích cực mua vào những mã cổ phiếu trụ cột, như GAS, MSN, BVH, VIC, VCB, STB… giúp cho chỉ số tăng điểm, nhưng không phản ánh đúng thực chất của thị trường.

Các NĐT trong nước sau khi bắt đáy thành công, đã chốt lời khá mạnh mẽ khiến nhiều mã đầu cơ không thể tăng lên mức cao mới. Một số cổ phiếu nóng, thị giá thấp vẫn thu hút dòng tiền lớn, nhưng cũng phải chấp nhận quay đầu giảm điểm.

Khối tự doanh của CTCK cũng tận dụng cơ hội thị trường tăng giá để đẩy mạnh chốt lời. Đây có lẽ là chỉ báo điều chỉnh giảm của thị trường thời gian sau đó.

Cổ phiếu FLC luôn luôn nổi bật trên sàn, có những phiên giao dịch hơn 20 triệu cổ phiếu sát mức giá trần, nhưng cuối phiên vẫn bị chốt lời mạnh mẽ đành phải chịu chi phối bởi sắc đỏ. Một số cổ phiếu khác như: DLG, VHG, AVF, PTK, HLA... vẫn thu hút được dòng tiền hoạt động sôi nổi.

Tiền vào nhiều, thị trường sẽ nóng nhanh hơn

Tốc độ mua vào khá mạnh của khối ngoại khiến thị trường tăng điểm giúp nhiều NĐT trong nước chốt lời mạnh ở nhóm cổ phiếu tăng nóng.

Dòng tiền của cả trong và ngoài nước đều chuyển sang những cổ phiếu cơ bản tốt nhằm hạn chế rủi ro khi thị trường giảm điểm. Thanh khoản đã giảm nhẹ khi cổ phiếu đầu cơ tiếp tục bị bán mạnh.

Tiền nóng vào mạnh, ra nhanh

Trong 2 phiên cuối tuần trước, dòng tiền đầu cơ thiếu vắng lo sợ thị trường quay đầu giảm điểm đã khiến thị trường kém sôi động dù khối ngoại vẫn mua vào. Các chuyên gia tích cực dự báo thị trường sẽ điều chỉnh trước các mức kháng cự mạnh khi đã tăng khá cả tuần trước đó.

TTCK tăng khá tích cực cùng với nhận định dòng tiền margin trở lại khá mạnh mẽ, tăng lên từ 3.000 - 7.000 tỷ đồng. Các CTCK đã đẩy mạnh cho vay trở lại khi thị trường phục hồi theo hình chữ V.

Tuy nhiên, với nhiều lo ngại rủi ro đảo chiều, NĐT đã không sử dụng tối đa đòn bẩy tài chính mà chỉ cầm chừng ở mức 50%. Thực tế cho thấy một số CTCK có thể cấp margin lên đến vài ngàn tỷ đồng, trong khi mức độ cung ứng hiện thời chỉ vài trăm tỷ.

Theo nhận định của các chuyên gia, khi thị trường tạo đáy là lúc NĐT không bán tháo bằng mọi giá hoặc giải chấp kết thúc. So với thời kỳ đỉnh cao khoảng 20.000 tỷ đồng margin thì tỷ lệ vay đang ở mức trung bình.

Hiện tại, chỉ có nhóm cổ phiếu nóng, nổi sóng mạnh nhất là mid cap và penny còn sử dụng margin cao chứ những cổ phiếu lớn ít tăng thì mức độ sử dụng không nhiều.

Tuy nhiên, khi thị trường quay đầu giảm điểm thì nhóm cổ phiếu này sẽ bị bán ra nhanh và mạnh nhất. Vì vậy, mức độ margin tăng hay giảm phụ thuộc vào diễn biến của thị trường.

Nếu thị trường vượt qua kháng cự mạnh, tiếp tục tăng điểm chắc chắn phải cần nguồn tiền lớn nhằm đẩy giá lên thì tỷ lệ sử dụng margin tăng cao để tranh thủ kiếm lời. Tuy nhiên, nếu thị trường tăng nóng thì rủi ro càng lớn, nên dòng tiền margin có thể tăng mạnh nhưng cũng sụt giảm rất nhanh.

Trường hợp thị trường tích luỹ, đi ngang nằm trên vùng 550 thì sẽ có cơ hội tăng cao trong thời gian tới. Các chuyên gia đều nhận định, thị trường phải tích lũy chắc chắn thì mới có khả năng phục hồi lên mức cao mới. Mấy phiên vừa qua, thị trường vẫn đang duy trì theo hướng này, khi dòng tiền tập trung vào những cổ phiếu trụ cột để giữ nhịp tăng trưởng cho điểm số vượt qua mốc kháng cự mạnh.

Các CTCK cũng mong thị trường tích lũy đi ngang hơn là thị trường tăng nóng, giảm mạnh rồi sử dụng đòn bẩy tài chính cao, khi giảm lại bị ép bán thì rủi ro cũng rất lớn.

Dù thị trường diễn biến theo kịch bản nào cũng đều do dòng tiền quyết định. Tiền vào nhiều, thị trường sẽ nóng nhanh hơn. Tiền rút ra ồ ạt, thị trường sẽ giảm.

 

Theo TBKD

Bình luận

    Tin doanh nghiệp khác

    Thông tin bán Gemadept Tower được "tua đi tua lại" từ năm ngoái tới năm...
    Nhận định về biến động giá vàng, thậm chí đã xuất hiện tình...
    Cổ phiếu nóng có tính đầu cơ cao đã chịu thiệt hại nặng nề, thị...
    Những xáo trộn bất lợi về vàng, về tỷ giá lúc này đều có thể gây...
    Ngày 5/5/2014, tổng giá trị vốn hóa các DN niêm yết trên 2 Sở GDCK Hà...
    Theo các CTCK, dòng tiền của NĐT đã ổn định trở lại và đang có xu...
    Nhà đầu tư có thể không ngốc đến nỗi như nhiều chuyên gia nghĩ,...
    TTCK giảm mạnh trong 2 phiên 5 và 6-5 đã tác động đến tâm lý của...
    Ngày 8-5, VN-Index trên sàn chứng khoán TP.HCM đã giảm sâu nhất trong lịch...
    Nhiều nhà đầu tư cá nhân dù biết sẽ rủi ro khi mua bán theo tin đồn,...