Chọn cổ phiếu tốt theo phong cách Warrent Buffet

Có nhiều cách thức lựa chọn CP khác nhau và đều có thể đem lại lợi nhuận cao, nhưng với sự bền vững, chắc chắn của lợi nhuận thì CP được lựa chọn phải được thực hiện trên một hệ thống mang tính nguyên tắc.
Bài viết này mong muốn chia sẻ một trong những cách thức tiếp cận CP tốt theo phong cách của nhà đầu tư vĩ đại Warrent Buffet.
Theo NĐT huyền thoại này, một CP được coi là TỐT nếu thỏa mãn được 5 tiêu chí chính như sau:
1/Lợi nhuận để tăng trưởng
Một Cty không tăng trưởng là một Cty chết, chính vì vậy, lợi nhuận Cty làm ra cần được tái đầu tư để DN phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Tùy từng ngành nghề cũng như giai đoạn phát triển khác nhau mà tỉ lệ lợi nhuận giữ lại khác nhau. Mức tăng trưởng 10-15%/năm được coi là hợp lý, từ 20% trở lên được coi là xuất sắc.
2/Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đo lường khả năng sinh lời của 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để kinh doanh càng cao càng tốt. Tuy nhiên, đây không phải là tiêu chí duy nhất, mà là khả năng sử dụng hợp lý lợi nhuận cao đó vào mục tiêu tăng trưởng dài hạn. Thông thường ở Việt Nam ROE của các DN niêm yết khoảng 10-15%, ROE từ 20% trở lên thường chỉ có ở các DN ở giai đoạn đầu mới phát triển hoặc trong ngành đặc thù.
3/Nợ vay ở mức hợp lý tối thiểu
Nợ vay được phép tính lãi vay như một dạng chi phí (chi phí tài chính) và được khấu trừ thuế, trong khi vốn chủ sở hữu sử dụng trong kinh doanh vẫn không được miễn giảm thuế. Vì vậy, các DN thường có xu hướng vay càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, tiêu chí là mức nợ vay phải hợp lý tối thiểu, đủ để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời tận dụng ưu đãi về thuế đối với chi phí lãi vay, đồng thời đảm bảo lợi ích cổ đông.
4/Ban lãnh đạo mạnh
Ban lãnh đạo của DN chính là linh hồn của DN. Một DN chỉ có thể mạnh, phát triển bền vững trong trường hợp, lãnh đạo DN có trình độ chuyên môn, tâm huyết với ngành nghề, cam kết và nỗ lực phát triển DN lâu dài, bền vững, mọi quyết định đều đảm bảo cam kết vì lợi ích của cổ đông.
5/Mô hình kinh doanh đơn giản
Xuất phát từ quan điểm, không đầu tư vào doanh nghiệp mà chúng ta không hiểu rõ bản chất kinh doanh, việc đi từ những DN có mô hình kinh doanh phổ thông, đơn giản là điều cần thiết. Kinh doanh đa ngành sẽ khiến cho việc quản lý khó khăn hơn, hiệu quả kinh doanh có thể giảm và có thể khiến DN mất định hướng.
Dưới đây là phân tích minh họa (không hàm ý khuyến cáo đầu tư) với Cty Everpia Việt Nam.
Tiền thân là một DN Hàn Quốc trong lĩnh vực sản xuất và phân phối chăn, ga, gối đệm hoạt động tại Việt Nam từ năm 1994, DN trên đã chuyển hình thức sang Cty cổ phần từ năm 2007 và được biết đến rộng rãi trên toàn quốc với thương hiệu chăn, ga, gối đệm Everon.
Về tình hình kinh doanh
Từ mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế -10% trong năm 2006, Everpia đã đạt mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ở mức rất cao là 62% (2007) và 146% (2008). Mức tăng trưởng của Everpia cho thấy DN đã có 2 năm tăng trưởng vượt bậc. ROE của Everpia duy trì ở mức cao và ổn định 25-30% năm. Trong năm 2008, ROE tăng trưởng 45%. EPS đạt xấp xỉ 6.194 đ/ CP (tính trên số lượng CP lưu hành ngày 31.12.2008). Chỉ số ROIC (suất sinh lợi trên vốn đầu tư) cũng tăng 52,8% so với năm 2007 (26,6%), (-> đáp ứng tốt tiêu chí 2 về kinh doanh - tỉ suất lợi nhuận).
Về mô hình kinh doanh
Cty thực hiện chu trình sản xuất - thương mại khép kín với một nhãn hiệu sản phẩm duy nhất Everon giúp xây dựng một mô hình kinh doanh đơn giản, quản lý gọn nhẹ, thông suốt giữa các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, thương mại sản phẩm ( -> đáp ứng tốt tiêu chí 5 - mô hình kinh doanh đơn giản).
Về tài chính và cơ cấu tài chính
Cty công bố và duy trì việc trả cổ tức hằng năm với tỉ lệ 12%, lợi nhuận giữ lại được dùng để tái sản xuất phát triển theo định hướng chiến lược đề ra nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng từ 30%/năm trở lên, (-> đáp ứng tốt tiêu chí 1 - đảm bảo mối quan hệ giữa lợi nhuận và tăng trưởng).
Về nợ vay
Các khoản nợ của Everpia chủ yếu là nợ ngắn hạn với số liệu cuối năm 2008 chỉ khoảng 3 tỉ đồng, trong khi các DN cùng ngành có xu hướng duy trì nợ tài chính cao ~30% tổng nguồn vốn. Cơ cấu nợ/tổng nguồn vốn giảm mạnh từ 72% (năm 2005) xuống còn 30% (năm 2008). Việc bán cổ phần cho Tập đoàn Mirae Asset (1,2 triệu USD, giá 40.000 đ/cổ phần), Tập đoàn Dream Fund 1 (0.5 triệu USD, 40.000đồng/cổ phần) và phát hành trái phiếu chuyển đổi cho Cty TNHH đầu tư KB-Hàn Quốc (1 triệu USD) đã giúp Cty giảm bớt gánh nợ ngân hàng, qua đó giảm sức ép trả lãi suất trong thời kỳ lạm phát tăng dần trong những năm qua (-> thỏa mãn tiêu chí 3 - nợ vay ở mức tối thiểu hợp lý).
(Theo laodong.com.vn)

Bình luận

    Tin vĩ mô khác

    Warren Buffett đã có trong tay trên 50 tỷ USD và chưa có nhà đầu tư chứng...
    Tỷ phú giàu thứ hai thế giới - nhà hiền triết vùng Omaha tiếp tục...
    Lợi nhuận từ đầu tư giá trị không phải đến từ việc chênh lệch...
    Rót 20 triệu USD vào Alibaba 14 năm trước, giờ đây số cổ phần của...
    Warren Buffett đã lấy trang trại mà ông sở hữu từ năm 1986 làm minh...
    Tập đoàn Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã...
    Triết lý đầu tư của Warren Buffett
    Triết lý thành công của các tỷ phú nổi tiếng thế giới
    Đầu tư giá trị theo cách của Warren Buffett