Câu chuyện FCN. Doanh nghiệp tuyệt vời!
Câu chuyện FCN. Doanh nghiệp tuyệt vời!
Đây là câu chuyện có thật với FCN mà tôi muốn chia sẻ cho nhà đầu tư chứng khoán. Thành công trong đầu tư luôn mang lại cảm giác tuyệt vời, đằng sau câu chuyện thành công này là cả một bài học mà tôi nghĩ cần phải chia sẻ. Sự kiên nhẫn cùng với việc thấu hiểu doanh nghiệp là chìa khóa dẫn đến thành công.
Ở đây tôi muốn chia sẻ đến quí khách hàng ba vấn đề: Khuyến nghị đầu tư của tôi về FCN, tại sao FCN lại đáng đầu tư đến vậy? và thứ ba là khi nào nên bán FCN.
Khuyến nghị đầu tư FCN: Hầu hết những khách hàng hiện tại của tôi đều đầu tư vào FCN, tuy nhiên trong quá trình đầu tư nhiều khách hàng đã không kiên nhẫn thoát khỏi vị thế nắm giữ. Là người tư vấn đầu tư, tôi thật sự rất khó khăn để thuyết phục ai đó nắm giữ FCN trong quá trình 1-3 năm mà giá trị khoảng đầu tư không như mong đợi. Nhưng thật may mắn và cũng rất cám ơn những Anh/Chị đã tin tưởng tôi nắm giữ FCN cho đến bây giờ. Thành công này trước hết là thành quả kiên nhẫn mà anh/chị đáng nhận được và cũng là niềm vui với riêng bản thân tôi. Qua đây tôi sẻ nói rõ hơn vì sao FCN lại đáng đầu tư đến vậy và luôn tin tưởng đây là khoảng đầu tư tuyệt vời, giá cổ phiếu của FCN sẻ còn tăng rất dài so với hiện tại.
Tại sao FCN hấp dẫn để đầu tư: Ở đây tôi xin phép phân tích khía cạnh định tính của FCN vì phân tích định lượng (phân tích cơ bản) đã được nhiều công ty chứng khoán đề cập chuyên sâu. Phân tích định tính mà tôi muốn đề cập là các yếu tố liên quan đến khí chất lãnh đạo, năng lực quản lý, luôn hướng đến lợi ích các bên liên quan, có tính định hướng cao trong phát triển doanh nghiệp và là người đi lên từ nội bộ.
- Khí chất lãnh đạo: Nếu chịu khó đọc tất cả các bài báo mà Phạm Việt Khoa phát biểu trong thời gian dài, anh/chị sẽ thấy anh Khoa luôn là người khiêm tốn, người có ý chí quyết tâm cao trong công việc. Ngoài ra a Khoa ít khi có những phát ngôn mang tính thời sự thường thấy như ở những lãnh đạo khác, ít xuất hiện trước công chúng cũng là đặc điểm ở vị lãnh đạo này. Nhìn chung, theo quan điểm tôi anh Khoa là một lãnh đạo đáng tin cậy, đáng ngưỡng mộ.
- Năng lực quản lý: để đánh giá năng lực quản lý chúng ta thường đi sâu vào các chỉ số tài chính cơ bản của doanh nghiệp. Quí khách hàng tham khảo thêm các phân tích báo cáo chuyên sâu của các công ty chứng khoán. Link tham khảo ( http://valueinvesting.com.vn/phan-tich/phan-tich-cong-ty/cong-ty-co-phan-ky-thuat-nen-mong-va-cong-trinh-ngam-fecon--fcn.html). Trong 5 năm qua, các chỉ số tài chính FCN cho thấy đây là doanh nghiệp được quản lý và điều hành kinh doanh hiệu quả.
- Hướng đến lợi ích các bên: yếu tố này rất quan trọng trong đầu tư, khi chúng ta đầu tư vào doanh nghiệp nào đó, anh/chị nên cảnh giác cao độ những lãnh đạo thường xuyên mua bán liên tục cổ phiếu của chính doanh nghiệp mình. Hành động này là không thể chấp nhận được trong đầu tư. Việc mua bán chính doanh nghiệp của mình là hành động trục lợi cá nhân, nó không hướng đến lợi ích của các bên liên quan. Thực trạng này đang tồn tại rất nhiều trong các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, vì vậy chúng ta cần nhận biết và tránh xa đầu tư các công ty dạng này. Rất may, Phạm Việt Khoa không phải là người như vậy.
- Có tính định hướng cao trong phát triển doanh nghiệp: Một nhà một lãnh đạo tuyệt vời là người có tầm nhìn xuất sắc, họ định hướng để thay đổi công ty theo một cách phát triển riêng biệt. Mỗi giai đoạn năm năm họ đề ra mục tiêu táo bạo lớn lao. Nhà lãnh đạo có mục tiêu táo bạo luôn làm việc với lòng nhiệt huyết và niềm đam mê cháy bỏng. Họ lập ra mục tiêu và quyết tâm thực hiện chúng, mục tiêu lúc này biến thành tầm nhìn của công ty. Thực tế FCN đang định hướng là doanh nghiệp hạ tầng hàng đầu vào năm 2020, theo tôi đây thực sự là mục tiêu đầy thách thức cho FCN.
- Là lãnh đạo di lên từ nội bộ: Để xây dựng một công ty phát triển bền vững, vấn đề không đơn giản là hiện tại doanh nghiệp có một thế hệ quản lý xuất sắc. Vấn đề quan trọng là “liệu công ty có phát triển tiếp ở những thế hệ sau hay không?” Mọi nhà lãnh đạo dù tài ba đến mấy, rồi cũng sẽ qua đời. Nhưng một công ty thật sự thành công, một công ty trường tồn sẽ vận hành tốt qua nhiều thế kỷ. Để tồn tại sự bền vững này tôi đánh giá rất cao việc lãnh đạo thăng tiến từ nội bộ. Các thế hệ sau liên tục theo đuổi các mục tiêu, luôn thể hiện các giá trị cốt lõi, văn hóa của doanh nghiệp hơn các lãnh đạo được tuyển dụng từ bên ngoài
Khi nào nên bán FCN: đây là câu hỏi mà gần đây tôi thường xuyên phải trả lời cho quí khách hàng. Tôi cho rằng, quí vị chỉ nên thoát khỏi vị thế đầu tư FCN trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất, FCN có dấu hiệu không tăng trưởng, mất lợi thế cạnh tranh trong ngành: yếu tố này hiện tại tôi cho rằng FCN đang trong quá trình tăng trưởng rất tốt, FCN đang có lợi thế cạnh tranh rất lớn trong ngành, đặc biệt là công trình ngầm. Nhìn chung Việt Nam vẫn là nước đang đầu tư rất mạnh cho cơ sở hạ tầng, vì vậy FCN cũng là ngành được hưởng lợi rất nhiều. Theo quan điểm tôi, CTD, HBC và FCN là những doanh nghiệp mà nhà đầu tư cần tập trung đầu tư trong ba năm tới. Trong ba năm này, cả ba doanh nghiệp trên sẻ mang đến rất nhiều giá trị gia tăng.
Thứ hai, giá của FCN vượt quá giá trị thật: thoát vị thế nắm giữ FCN khi giá cả vượt giá trị thật FCN! Vậy giá trị thật FCN là bao nhiêu, đây là vấn đề phức tạp tuy nhiên theo phương pháp phân tích VIC giá trị thật của FCN rơi vào khoảng 39-45. Khi giá FCN rơi vào vùng giá này cùng với biên độ cho phép thì chúng ta có thể thoát khỏi vị thế nắm giữ FCN.
Quí khách hàng đã và đang đầu tư FCN, theo quan điểm tôi quí vị nên nắm giữ. Đây rất có thể là một khoản đầu tư mang đến rất nhiều giá trị cho quí vị. Nếu còn do dự quí vị nên nắm giữ hết năm 2017 và tôi tin đây là khoảng đầu tư tuyệt vời!
Tóm lại, hãy nắm giữ FCN và điều tuyệt vời sẽ đến!
Ngọc Tuấn
ValueInvesting - VIC